Ngâm chân cho đúng cách để tăng cường sức khỏe mỗi ngày

Đăng bởi Thinhtv vào lúc 19/02/2019

Ngân chân được biết đến là phương pháp chăm sóc và thư giãn đôi chân cũng như cơ thể đơn giản mà hiệu quả

Dân gian có câu “Giàu có thì uống thuốc bổ, nghèo khó thì ngâm chân” nhằm nhấn mạnh đến tác dụng tuyệt vời của việc ngâm chân đúng cách mang đến lợi ích như việc uống thuốc bổ.

Chắc hẳn nhiều người đã từng dùng phương pháp ngâm chân trong nước ấm với muối như một liệu pháp để chăm sóc sức khỏe tinh thần, giải tỏa stress, mất ngủ hay giải quyết các bệnh lý về chân vào mùa lạnh. Thực tế, phương pháp này còn chữa được rất nhiều bệnh khác mà có thể bạn chưa biết.

Bàn chân tuy nhỏ bé nhưng có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Do vậy, theo Đông y, một đôi bàn chân khỏe mạnh sẽ giúp khí huyết vận hành trơn tru, ổn định. Còn theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân tốt làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là một số lưu ý khi ngâm chân bạn cần biết để việc ngâm chân đạt kết quả tốt nhất

  1. Nhiệt độ của nước ngâm chân

Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn rất nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C. Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thỉnh thoảng bạn cần cử động chân trong quá trình ngâm.

  1. Thời gian ngâm chân lí tưởng nhất

9 giờ tối là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày, ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu. Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng phải trải qua một ngày dài làm việc chính vì vậy, bằng việc ngâm chân, toàn cơ thể sẽ được thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi. Lưu ý là chúng ta không nên ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.


Ngâm chân trong bao lâu mới tốt?

    Thời gian ngâm chân tối đa 30 – 45 phút, có thể ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn vì nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

    Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da, vì vậy hầu hết các sản phẩm bồn ngâm chân không sử dụng được cho người mắc bệnh này.

    Chúng ta có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim. Đó là tín hiệu cho thấy kinh lạc trong cơ thể đã được thông suốt. Đây cũng là biện pháp để chúng ta kiểm tra kinh lạc trong cơ thể có bị ứ trệ hay không.

    Những đối tượng không nên ngâm chân là ai?

    Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Nhưng với những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não… ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.

    Các nguyên liệu có thể cho vào nước ngâm chân

    – Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân vừa giúp diệt khuẩn, chống viêm, lại vừa nhuận tràng.

    – Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân sẽ có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.

    – Rượu: Thêm một chút rượu trắng vào nước ngâm chân giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.

    – Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.

    – Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

    Hiện nay, một số loại bồn như bồn ngâm chân hồng ngoại Laica có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng rất thích hợp làm một món quà, đặc biệt cho những người cao tuổi.

    Hy vọng với bài viết trên, bạn có những kiến thức để ngâm chân như một cách thư giãn đúng cách, chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho những người thân yêu của mình.

    Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?

    19/02/2019 Thinhtv 0

    Suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

    19/02/2019 Thinhtv 0

    Vớ Y Khoa (Tất Y Khoa) là gì?

    19/02/2019 Thinhtv 0

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: