Vớ Y Khoa (Tất Y Khoa) là gì?

Đăng bởi Hanoimedical vào lúc 27/05/2024

Vớ y khoa hay còn gọi là Tất y khoa được phiên dịch từ tiếng Anh, “medical stocking” – tất y khoa, hoặc “compression stocking” – tất áp lực, đều dùng để chỉ một loại tất đặc biệt có áp lực được thiết kế để điều trị bệnh suy tĩnh mạch.

Tại sao lại gọi là vớ y khoa ?

Lịch sử vớ y khoa có từ thời xa xưa La Mã cổ đại, các binh lính khi hành binh xa luôn phải quấn chân chặt bằng dây da để cải thiện lưu thông máu khi di chuyển chinh chiến,

Ngày nay bằng khoa học công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã tính toán và đưa ra lực nén chính xác cho từng phần của chân. Áp lực giảm từ cổ chân lên bắp chân, đùi.

Áp lực của vớ Y khoa là bao nhiêu thì có tác dụng điều trị ?

KHÔNG có tiêu chuẩn thế giới về áp lực chuẩn của vớ y khoa, chỉ có tiêu chuẩn theo từng quốc gia.

Tiêu chuẩn Mỹ:

1. Áp lực nhẹ class 1 [15 – 20 mmHg]: phòng ngừa suy tĩnh mạch ở giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch nhẹ, giãn tĩnh mạch trong thai kỳ.

2. Áp lực điều trị class 2 [20 – 30 mmHg]: Áp lực chuẩn điều trị suy tĩnh mạch mạn tính. Đau, mỏi chân, giãn tĩnh mạch trung bình tới nặng. 

3. Áp lực cao class 3 [30 – 40 mmHg]: Áp lực cao điều trị Suy tĩnh mạch nặng, phù bạch huyết, sau phẫu thuật tĩnh mạch, sau điều trị xơ hoá, loét tĩnh mạch.

Tiêu chuẩn Mỹ

CCL1 (18-21 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch nhẹ và trung bình

CCL2 (23-32 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch nặng

CCL3 (32-46 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch rất nặng

Tiêu chuẩn Nhật Bản: Được nghiên cứu và thiết kế để phù hợp với người châu Á:

TOKO là nhà sản xuất vớ Y khoa hàng đầu Nhật Bản, có Chứng nhận lưu hành tự do (FSC) là trang thiết bị y tế, được phép bán hàng ở Nhật Bản và xuất khẩu.

Các sản phẩm TOKO đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dành cho y tế tại một trong các thị trường khó tính nhất thế giới là Nhật Bản. Các dòng sản phẩm TOKO

Pro1 (15-21 mmHg): Có tác dụng phòng ngừa, sử dụng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân nằm viện dài ngày, bệnh nhân phải đứng hoặc ngồi nhiều (y tá, bác sĩ, đứng quầy hàng, nhân viên văn phòng ...)

MC (15-25 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch nhẹ trong giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng: tê chân khi đứng lâu, tĩnh mạch xanh nổi nhẹ dưới da, chuột rút vào ban đêm

M25 (20-30 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch nặng. Triệu chứng" Giãn các tĩnh mạch nông (>= 3mm) thành búi ngoằn ngoèo, phù nề.

M35 (30-40 mmHg): Điều trị suy tĩnh mạch rất nặng như biến đổi màu sắc da và mô dưới da (Chuyển sang màu nâu đen; chàm) hoặc xơ cứng thâm nhiễm mỡ bì hoặc teo trắng da.

Khuyến cáo: Đối với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tự mua vớ loại Pro1 hoặc MC.

Đối với dòng sản phẩm M25 và M35 chỉ được mua khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?

27/05/2024 Hanoimedical 0

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

27/05/2024 Hanoimedical 0

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

27/05/2024 Hanoimedical 0

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: