Suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

Đăng bởi Hanoimedical vào lúc 27/05/2024

Bệnh suy tĩnh mạch

Với cơ thể bình thường, máu ở hệ tĩnh mạch lưu chuyển từ hai chân về tim theo chiều từ dưới lên, ngược theo chiều của trọng lực dù cơ thể đang ở tư thế đứng nhờ vào sự co bóp của các nhóm cơ, cơ chế hoạt động một chiều của van tĩnh mạch, 

Khi hệ thống van này bị suy yếu, trong lòng tĩnh mạch xuất hiện dòng máu chảy theo chiều ngược lại (dòng trào ngược), chính dòng trào ngược này gây ra các triệu chứng suy tĩnh mạch chân.

Bệnh nhẹ là: mỏi chân, nặng chân, nhức chân, chuột rút (vọp bẻ), phù chân nhẹ, cảm giác kim châm, và nặng là: tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo, phù chân nhiều hoặc ấn không lõm, loét chân, huyết khối tĩnh mạch, viêm da…

Tác dụng vớ y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch

Với tiến bộ của y học hiện đại có nhiều cách để điều trị suy tĩnh mạch. Trong đó, sử dụng vớ điều trị suy tĩnh mạch được xem là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả.

Vớ điều trị suy tĩnh mạch bằng cách tạo áp lực ép cụ thể lên từng vị trí theo từng mức áp lực đã được nghiên cứu cụ thể. Nhờ đó các van tĩnh mạch bị hở được khép kín, loại bỏ dòng máu trào ngược là nguyên nhân gây triệu chứng bệnh.

Vớ y khoa có thể sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị các giai đoạn của bệnh. Cụ thể:

- Vớ phòng ngừa: Áp lực 15-21 mmHg.

- Vớ điều trị mức độ nhẹ: 15-25 mmHg.

- Vớ điều trị mức độ trung bình: 20-30 mmHg.

- Vớ điều trị mức độ nặng: 30-40 mmHg hoặc cao hơn.

Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?

27/05/2024 Hanoimedical 0

Vớ Y Khoa (Tất Y Khoa) là gì?

27/05/2024 Hanoimedical 0

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

27/05/2024 Hanoimedical 0

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: